Nước mặt là gì? Tổng hợp các kiến thức về nước mặt

5359 Lượt xem – Update nội dung: 30-08-2023 14:53

Đã kiểm duyệt nội dung

Nước mặt là gì? Là câu hỏi được nhiều người tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này của bạn. Đồng thời chúng tôi sẽ cung cấp các kiến thức về nước mặt để bạn đọc biết thêm thông tin về loại nước này.

Nước mặt là gì? Tổng hợp các kiến thức về nước mặt

1. Nước mặt là gì?

Nước mặt (còn được gọi là nước xanh) là nước ở trên bề mặt Trái Đất như nước ao, hồ, sông, suối, đại dương. Nước mặt đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của con người và hệ sinh thái.

Vậy nước mặt được hình thành như thế nào? Đặc điểm ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung dưới đây.

2. Nước mặt được hình thành như thế nào?

Theo Khoản 3, Điều 2, Luật Tài nguyên nước, nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.

Theo đó, nước mặt là toàn bộ nước ở bề mặt Trái Đất, trong sông hồ, hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước mà chúng ta có thể quan sát và sử dụng mà không cần đến các biện pháp như đào bới, khoan giếng. Nước mặt được hình thành thông qua một số quá trình tự nhiên, bao gồm:

  • Mưa: Là quá trình chuyển nước từ khí quyển xuống bề mặt trái đất. Hơi nước ngưng tụ trong không khí thành hạt nước, chúng tạo thành những đám mây và rói xuống, đây là một trong những nguồn chính cung cấp nước cho các con sông, hồ, biển.
  • Tuyết tan: Ở những vùng giá lạnh như Bắc Cực, tuyết và băng bao phủ quanh bề mặt đất nhưng khi thời tiết chuyển sang ấm áp hơn thì băng và tuyết sẽ tan thành nước, tạo nước cho sông và hồ, các con suối gần đó, tạo thành nước mặt. Nước mặt có thể giảm đi nhanh chóng do hiện tượng bốc hơi nước, còn khi nước chuyển vào lòng đất, chúng sẽ thành nước ngầm.

3. Phân loại nước mặt

Nước mặt được chia thành các loại chính:

  • Nước mặt vĩnh viễn (nước lâu năm): Là loại nước có quanh năm, 4 mùa như nước sông, suối, ao hồ
  • Nước mặt bán vĩnh cửu (Nước phù du): Là nước chỉ xuất hiện tại một số thời điểm trong năm ở các khu vực như lạch, đầm, phá, hố nước.
  • Nước mặt nhân tạo: Là nước do con người tạo ra và chứa trong các thiết bị, hệ thống do con người xây dựng, có thể là hồ, đập nhân tạo. Nước mặt được lấy từ sông, suối, ao hồ rồi dẫn về, chứa trong đập để sử dụng dưới dạng thủy điện. Thủy điện là dạng sử dụng nước mặt để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

4. Đặc điểm tính chất, thành phần của nước mặt

Nước mặt có một số đặc điểm đặc trưng như:

–  Thành phần hóa học trong nước phụ thuộc vào đặc tính của loại đất nơi nguồn nước chảy qua, chẳng hạn như nếu dòng nước mặt chảy qua các vùng núi cao thì thành phần nước dễ bị nhiễm đá vôi.

–  Nhiệt độ của nước thay đổi liên tục theo ngày, giờ do phụ thuộc vào khí hậu và nhiệt độ ngày và đêm, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa, tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

–  Hàm lượng các chất trong nước như sắt, mangan, oxy cũng thay đổi theo độ sâu của mỗi vùng nước.

–  Nước mặt có khả năng hòa tan các khí như khí oxy, nito và khí cacbonic.

–  Nước mặt là nguồn nước dễ bị ô nhiễm từ các hoạt động của con người, mức độ ô nhiễm ở mỗi nơi là khác nhau

–  Nước mặt là nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của một số động, thực vật.

So sánh nước mặt với nước ngầm














Tiêu chí

Nước mặt

Nước ngầm

Nhiệt độ

Thường chịu tác động của sự thay đổi nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước sẽ thay đổi theo màu vì nằm phía trên bề mặt lục địa.

Ít bị chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi tường và bản thân nước ngầm có nhiệt độ tương đối ổn định quanh năm do chúng nằm sâu dưới lòng đất.

Chất rắn lơ lửng

Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao và dễ thay đổi theo mùa

Hàm lượng các

Khoáng chất hòa tan trong nước (canxi, magie)

Có sự thay đổi vì phụ thuộc vào chất lượng đất và lượng mưa

Ít bị thay đổi, lượng khoáng chất thường nhiều hơn so với nước mặt

Hàm lượng ion Mn2+, Fe2+

Chỉ có ở phần nước sát đáy sông, hồ

Có nhiều trong nước ngầm

Khí H2S

Không có

Khí NH3

Nếu nguồn nước mặt bị ô nhiễm nó sẽ chứa khí NH3

Thường có trong nước ngầm

Khí oxy hòa tan

Bão hòa

Không có

Khí CO2 hòa tan

Không có

Nồng độ cao

Vi sinh vật

Chứa nhiều chất dinh dưỡng

Thường là vi sinh vật do sặt gây ra

5. Thực trạng nguồn nước mặt tại Việt Nam

Nước ta là quốc gia có tiềm năng nước mặt lớn với mạng lưới sông ngòi dày đặc với hơn 2.360 con sông có chiều dài trên 10km. Cả nước có 16 lưu vực sông với lượng nước lớn hơn 2.500km2 và có hơn 10/16 lưu vực sông có diện tích lớn hơn 10.000km2. Trong đó sông Mekong, sông Hồng, sông Đồng Nai chiếm khoảng 80% tổng tài nguyên nước của cả nước. Tài nguyên nước phân bố không đồng đều, lượng nước trên các con sống đầy vào mùa mưa và khô hạn, ít ỏi vào mùa khô. Sự phân bố không đồng đều lượng mưa là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lũ lụt, hạn hán và trở ngại cho việc khai thác thủy điện ở các con sông.

Mặt dù sở hữu tiềm năng nước mặt lớn nhưng quá trình đô thị hóa ở nước ta đã khiến cho nguồn nước mặt ở hầu hết các con sông bị suy giảm nghiêm trọng, trong đó nhiều con sông đang “chết” dần.

Sự gia tăng dân số và các hoạt động sản xuất của con người đã tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng. Nhiều nơi có quy mô sản xuất lớn, lượng nước thải cũng lớn nhưng hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu khiến chất lượng nước đầu ra không đạt chuẩn và gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

6. Cơ sở đánh giá chất lượng nước mặt

Nước ta đang đối mặt với các thách thức lớn về ô nhiễm nguồn nước cả về nước mặt và nước ngầm. Vì vậy, để sử dụng nguồn nước an toàn, cần phân tích, đánh giá chất lượng nước và có các biện pháp xử lý phù hợp.

Để đánh giá chất lượng nước mặt, người ta thường căn cứ vào tính chất vật lý và tính chất hóa học trong nước.

Trong đo tính chất vật lý bao gồm các yếu tố:

  • Nhiệt độ, độ màu, độ đục, mùi vị.
  • Tính chất hóa học: Độ pH, độ Axit, độ cứng, chlorine, cặn, cặn có 2 loại là cặn có thể lọc và cặn không thể lọc.

7. Xử lý nước mặt bằng hệ thống lọc nước tổng đầu nguồn

Tình trạng ô nhiễm nước mặt hiện nay tràn lan ở mọi nơi, vì vậy, để đảm bảo chất lượng nước an toàn cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt chúng ta cần xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng. Việc lắp đặt hệ thống lọc nước là rất cần thiết.

Tham khảo quy trình công nghệ xử lý nước mặt:

Nước nguồn > lắng/lọc sơ bộ > trộn (có hóa chất keo tụ) > keo tụ tạo bông > lắng > lọc cát nhanh > bể chứa (khử trùng bằng chlo) > đưa vào sử dụng.

Từ quy trình công nghệ có thể thấy quy trình xử lý nước mặt trải qua các giai đoạn:

  • Giai đoạn tiền xử lý: Nhằm loại bỏ rác, chất rắn có kích thước lớn.
  • Giai đoạn xử lý hóa chất: Dùng hóa chất để xử lý các hóa chất độc hại trong nước.
  • Giai đoạn keo tụ, tạo bông: Xử lý những hạt cặn có kích thước lớn với sự tham gia của các hóa chất keo tụ để dính  các hạt lại, tạo thành các bông cặn và lắng xuống đáy bể.
  • Giai đoạn lắng: Loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ mà các giai đoạn trước đó chưa xử lý hết.
  • Quá trình lọc nước: Lọc, loại bỏ các chất ô nhiễm, kim loại nặng có trong nước
  • Quá trình khử khuẩn: Loại bỏ vi khuẩn có trong nước trước khi đưa vào sử dụng.

Như vậy chúng ta đã trả lời được câu hỏi: “nước mặt là gì?“. Đồng thời đã biết một số kiến thức về nước mặt hữu ích, mở mang thêm kiến thức vô tận về nước và các loại nước.

Có thể thấy, nước là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta và nước là tài nguyên có hạn, không vô tận. Vì vậy chúng ta cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên này. Mỗi hành động tiết kiệm nước sẽ góp phần vào việc bảo vệ môi trường,

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Để thường xuyên theo dõi tin tức mới nhất về ngành môi trường, các bạn có thể truy cập vào website: moitruonghopnhat.com hoặc Fanpage công ty Môi trường Hợp Nhất nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *