Đã kiểm duyệt nội dung
Các thành phần độc hại trong khí thải rất đa dạng vì chúng phát sinh từ nhiều lĩnh vực công nghiệp sản xuất khác nhau. Nhưng loại khí thải xếp vào mục độc hại nhất vẫn phải kể đến lưu huỳnh và bụi với nồng độ lớn chúng có thể gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để xác định chính xác các phương pháp để xử lý khí thải, nhất là cách khử lưu huỳnh hiệu quả nhất?
Các phương pháp khử lưu huỳnh trong khí thải
Sunfur dioxide (SO2) là loại khí ăn mòn tạo ra bởi quá trình oxy hóa vật liệu chứa lưu huỳnh như than, dầu và khí tự nhiên. Mặc dù người ta mong muốn giảm nồng độ SO2 nhưng chưa có hệ thống nào có thể loại bỏ SO2 hoàn toàn đạt yêu cầu. Sản xuất điện là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng trong số các ngành công nghiệp, nơi mà lượng lớn than được đốt cháy thường xuyên.
Lưu huỳnh là một trong những nguyên tố phổ biến được tìm thấy trong than đá, khi bị đốt cháy, lưu huỳnh trong than biến thành lưu huỳnh dioxit. Do đó mà các nhà máy nhiệt điện buộc phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải chất lượng hơn, nhờ việc bổ sung khí thải gốc natri làm giảm đến 98% khí SO2.
Trong đó, các hệ thống khử lưu huỳnh (FGD) trở thành công nghệ phổ biến được sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện than và bitum. Hiện có hai thiết kế trong hệ thống FGD gồm:
- Hệ thống xử lý khô: đốt nóng khí thải làm bay hơi chất lỏng, đồng thời khử SO2 bằng dung dịch thuốc thử hoặc vôi.
- Hệ thống xử lý ướt: ứng dụng phổ biến nhất bằng cách tạo ra dòng chất lỏng hấp thụ bụi cùng nhiều loại khí thải độc hại, trong đó có SO2.
Ngoài ra, người ta còn dùng quy trình tái sinh dung dịch natri sunfit trong nước để lọc khí thải. Các sản phẩm phụ có thể bán được tùy thuộc vào thiết kế của nhà máy như lưu huỳnh nguyên tố, axit sunfuric hay lưu huỳnh dioxit lỏng. Hoặc phun amoniac cũng có tác dụng kiểm soát lưu huỳnh trong một số lò hơi đốt dầu. Tốc độ phun amoniac phụ thuộc vào nồng độ lưu huỳnh trioxit.
Một số giải pháp khử lưu huỳnh trong khí thải
Khử lưu huỳnh có thể thực hiện bằng phương pháp ướt hoặc khô. Công nghệ khử lưu huỳnh bằng giải pháp ướt thường dùng để xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện bao gồm phương pháp ướt dùng đá vôi – thạch cao khử lưu huỳnh.
Nó không chỉ có tác dụng loại bỏ SO2 trong khí thải mà còn xử lý bụi hiệu quả vì một số hạt bụi PM bị giữ lại khi chúng tiếp xúc ngược với dung dịch. So với hệ thống khô thì nó có những ưu điểm như thu hồi nhiệt lớn, tiết kiệm chi phí, không cần loại bỏ hơi nước, quá trình xử lý linh hoạt dễ điều chỉnh hơn.
Các chất ô nhiễm như lưu huỳnh hữu cơ, NH3, HCl cùng hợp chất kim loại không chỉ gây hư hỏng thiết bị hạ lưu mà còn ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng. Vì thế mà giải pháp khí hóa than có thể lọc khí thải loại bỏ tốt lưu huỳnh và bụi.
Hiện nay, có nhiều thiết bị loại bỏ bụi ở nhiệt độ cao như lọc bụi tĩnh điện, lọc túi vải, lọc rào cản hiệu suất cao. Đối với lọc tĩnh điện nó có thể xử lý đạt hiệu suất 90 – 99% nhưng lại gặp các trở ngại về kích thước hạt bụi. Đối với bộ lọc rào cản với vật liệu bằng gốm, hoặc túi vải với hiệu suất loại bỏ đến 99% nhưng bụi lại dễ gây ra vấn đề tắc nghẽn hoặc kim loại lại không thể hoạt động ở nhiệt độ cao.
Một cách khác để khử lưu huỳnh là dùng khí sinh học chứa hàm lượng H2S cao bằng cách dùng một loại enzym mới. Quá trình xử lý phụ thuộc vào các thông số vận hành như nồng độ enzym, tốc độ dòng khí, vật liệu và loại enzym sử dụng để khử lưu huỳnh. Công nghệ này không được dùng thông dụng nhưng lại khá đơn giản và đáng tin cậy.
Trên đây là một số giải pháp xử lý khí thải chứa lưu huỳnh độc hại. Nếu như doanh nghiệp của bạn cần tư vấn thiết kế các công trình xử lý khí thải tại nhiều địa phương như TP. HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Nha Trang, Bình Thuận,… thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất hoặc để lại thông tin cần tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.