Khả năng phát tán của khí thải vào không khí

4901 Lượt xem – Update nội dung: 28-11-2019 10:52

Đã kiểm duyệt nội dung

Sự biến đổi của các chất ô nhiễm trong khí quyển

Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải luôn là bài toán khó với toàn thế giới. Không chỉ có thành phần các chất đa dạng bởi nguồn gốc phát sinh khí thải từ các ngành khác nhau mà các chất gây ô nhiễm trong khí thải còn có khả năng biến đổi phức tạp trong khí quyển, đặt ra thêm một lời cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường.

Cụ thể thì các chất o nhiễm này có các đặc điểm:

– Chất ô nhiễm sau khi thoát ra khỏi nguồn thải đi vào khí quyển ở tầng xáo trộn (vài trăm mét tới 2000m).

– Trong quá trình vận chuyển trong khí quyển (quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển), các chất ô nhiễm có thể bị biến đổi về lượng hoặc cũng có thể chuyển thành các chất khác là do các quá trình: pha loãng, sa lắng (sa lắng khô và sa lắng ướt), các chất phản ứng với nhau.

– Quá trình pha loãng: chất ô nhiễm bị pha loãng bởi không khí sạch.

Sự biến đổi của các chất ô nhiễm trong khí quyển

– Quá trình sa lắng:

+ Sa lắng khô: là quá trình thanh lọc bằng cách hấp thu các chất ở bề mặt trái đất nhờ thảm thực vật, hòa tan các chất trong nước mặt (sông , hồ, ao, nước biển).

+ Sa lắng ướt: là thanh lọc nhờ mưa hoặc thanh lọc trong mây.

Các phản ứng xảy ra trong khí quyển:

– Phản ứng hóa học thông thường

+ Phản ứng kết hợp

+ Phản ứng trao đổi

+ Phản ứng oxi hóa-khử….

Các phản ứng có thể xảy ra ở các pha đồng thể hoặc dị thể.

– Phản ứng quang hóa trong khí quyển phát tán khí thải vào khí quyển

Sự phát tán của khí thải vào không khí

Mức độ ô nhiễm không khí tầng sát mặt đất xác định bằng sự phân bố nhiệt độ của các chất theo không gian và thời gian. Mà nó lại phụ thuộc vào quá trình phát tán của các chất ô nhiễm trong khí quyển.

Sự biến đổi của các chất ô nhiễm trong khí quyển

Sự phát tán chất ô nhiễm không khí vào khí quyển là quá trình vật lý rất phức tạp, phụ thuộc vào các điều kiện sau:

+ Các hiện tượng biến đổi chất trong khí quyển (như thành phần, tính chất và đặc tính của chính chất thải).

+ Điều kiện thời tiết, khí hậu: hướng gió, vận tốc gió, nhiệt độ, độ ẩm, mưa, các chỉ số trạng thái của khí quyển).

+ Yếu tố địa hình: địa hình bằng phẳng, gồ ghề, miền núi, đồng bằng, thành phố, nông thôn… có ý nghĩa lớn.

+ Chiều cao ống khói, hình dạng và kích thước miệng ống khói; vận tốc dòng khí thải ở miệng ống khói, tải lượng thải, nhiệt độ khí thải….

Dự báo trạng thái phát tán của khí thải trong khí quyển là bài toán vô cùng phức tạp và việc giải nó càng khó hơn do các quá trình trong khí quyển không ổn định và có thể thay đổi rất nhanh theo thời gian.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát tán

– Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển.

– Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ phản ứng hóa học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm trong không khí càng nhỏ.

– Hơn nữa nhiệt độ không khí còn ảnh hưởng đến quá trình bay hơi các dung môi hữu cơ, quá trình trao đổi nhiệt và sức khỏe của người lao động…

Sự biến đổi của các chất ô nhiễm trong khí quyển

Độ ẩm của không khí

Độ ẩm không khí có ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất trong không khí. Khi độ ẩm lớn các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể liên kết với nhau thành các hạt    to hơn và rơi nhanh hơn xuống mặt đất. Độ ẩm lớn cũng tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển, phát tán vào không khí và dễ bám vào các hạt bụi phát tán đi xa, phát tán bệnh tật….

Gió

– Gió ảnh hưởng đến quá trình lan truyền các chất trong khí quyển.

– Khi vận tốc gió lớn, khả năng lan truyền các chất ô nhiễm xa và có tác dụng pha loãng nhanh với không khí sạch.

– Vận tốc gió phụ thuộc vào chênh lệch áp suất khí quyển. Khi xây dựng nhà máy, cần phải có đầy đủ số liệu về tần suất gió, tốc độ gió theo từng hướng, từng mùa trong năm tại khu vực xây dựng công trình.

– Khi vận tốc gió nhỏ, chiều cao (Δh) tăng, nhưng cột khói giữ cấu trúc dày đặc lâu hơn và khó lan truyền trong khí quyển.

– Khi gió mạnh Δh giảm xuống gần bằng không.

– Tồn tại vận tốc gió mà khi đó nồng độ cực đại của chất ô nhiễm tại mặt đất do một nguồn thải đạt giá trị lớn nhất và được gọi là vận tốc gió nguy hiểm.

Ngoài ra, địa hình cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân tán của khí thải trong khí quyển.

Trên đây là một số lưu ý về sự biến đổi của khí thải khi được xả thải ra không khí. Hy vọng với những chia sẻ này của công ty môi trường Hợp Nhất, Quý khách hàng và bạn đọc sẽ có thêm thông tin để áp dụng vào quy trình xử lý khí thải cho hệ thống của mình.

Chi tiết về cách xử lý khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt hay các dịch vụ môi trường của Hợp Nhất, xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 0938.089.368 để được hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *