Đã kiểm duyệt nội dung
Biến đổi khí hậu là gì? Và chúng có tác động như thế nào đến trái đất? Biến đổi khí hậu vốn dĩ là một hiện tượng thời tiết cực đoan gồm hạn hán, lũ lụt, triều cường, bão, nhiệt độ trái đất tăng, hiệu ứng nhà kính,… là những hậu quả xuất phát từ các hoạt động do con người gây ra.
Cùng công ty xử lý nước thải Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!
EU hỗ trợ 20 triệu euro không hoàn giúp Việt Nam chống biến đổi khí hậu
Việt Nam là các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu khi nhiệt độ và mực nước biển tăng, cùng với đó nhiều hiện tượng cực đoan của thời tiết tác động mạnh mẽ lên sự phát triển của dân cư và kinh tế – xã hội. Do đó, EU và AFD hiện đang rất tích cực trong việc giúp đỡ Việt Nam trong việc giảm nhẹ thiên tai, chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đây là sự kiện có sự tham gia của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Liên minh châu Âu ký thỏa thuận hợp tác với Việt Nam chung tay chống biến đổi khí hậu. AFD sẽ tiến hành huy động Quỹ Quản lý nước và tài nguyên thiên nhiên (WARM) để thúc đẩy tốc độ triển khai dự án tài trợ qua các khoản vay AFD cùng nhiều nguồn lực khác của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2029.
Đại sứ EU viện trợ 20 triệu euro không hoàn lại với mục đích hỗ trợ Việt Nam chống biến đổi khí hậu, hướng đến xây dựng tương lai xanh và phát triển hơn. Nếu “Thỏa thuận xanh” đạt được sự thống nhất sẽ là đòn bẩy giúp khôi phục và bảo tồn sự đa dạng sinh học, giảm những tác động đến môi trường. Phía đại diện của AFD cho biết bằng việc đẩy nhanh công tác đánh giá và thực hiện hoàn chỉnh giúp các địa phương chủ động phòng tránh nhờ những chương trình nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật.
Đối với các dự án hợp tác giữa Pháp và Việt Nam đều nằm ở vị trí trung tâm. Điều kiện tiên quyết của những dự án được triển khai thực hiện phải có sự tương thích giữa các thành phố và địa phương trong nhiệm vụ chống biến đổi khí hậu và thiên tai, nhất là chú trọng đến công tác quản lý, xử lý nước thải ô nhiễm để cải thiện chất lượng nguồn nước và vùng ven biển.
Bão mạnh sẽ xuất hiện nhiều hơn trong năm 2020
Từ đầu năm 2020 xuất hiện ngày càng nhiều thời tiết cực đoan, khí hậu bất thường như dông lốc, mưa đá liên tục xảy ra tại các tỉnh phía Bắc. Qua đó hạn hán cũng như xâm nhập mặn diễn ra tại Nam Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2020 vào nửa đầu năm xuất hiện hiện tượng khô hạn, thiếu nước và mưa bão, lũ lụt tập trung vào khoảng nửa cuối năm tại khu vực Trung Bộ.
Dự kiến bão mạnh sẽ xuất hiện nhiều hơn so với năm 2019, biển Đông có thể tiếp nhận khoảng 11 – 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó nước ta có thể bị ảnh hưởng từ 5 – 6 cơn bão. Tổng cục Khí tượng thủy văn cho biết lũ trên các sông Bắc Bộ và hạ lưu các sông ở Bắc Trung Bộ duy trì ở mức BĐ1 và BĐ2; đối với các ông từ Quảng Bình đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và thượng lưu các sông Bắc Trung Bộ ở mức BĐ2 – BĐ3; đối với các sông hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình ở mức BĐ1.
Để cả nước chủ động phòng chống biến đổi khí hậu năm 2020, các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ với cộng đồng dân cư để thực hiện tốt công tác khí tượng thủy văn trong việc thực hiện phòng chống thiên tai.
Hàng triệu con tôm giống bị chết do nắng nóng kéo dài
Số lượng tôm giống chết do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nguồn kinh tế của người dân huyện cầu Ngang, huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải (Trà Vinh) đứng ngồi không yên. Ước tính có khoảng 25 – 30% diện tích tôm thả nuôi bị ảnh hưởng do nắng nóng khiến độ mặn trong nước tăng cao, trong khi đó nguồn tôm giống kém chất lượng không thích ứng ngay với thời tiết khí hậu diễn biến bất thường này.
Có đến 30.000 ha diện tích mặt nước tôm nuôi, trong đó có khoảng 579 triệu con tôm giống bị thiệt hại chiếm gần 29% lượng giống thả nuôi. Hiện Sở TNMT phối hợp cùng các chuyên gia hỗ trợ các hộ nuôi xử lý môi trường tại các ao nuôi nhằm hạn chế thiệt hại và ngăn chặn bùng phát dịch bệnh.
Bắc Cực sẽ không còn băng trước năm 2050
Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng băng ở Bắc Băng Dương sẽ biến mất trước năm 2050, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và khí hậu trên toàn thế giới. Dẫn chứng từ Bắc Cực cho thấy băng đang có dấu hiệu tăng dần và có xu hướng giảm dần làm cuộc sống của người dân ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Được biết việc băng tan nhiều hay ít chủ yếu phụ thuộc và việc phát thải CO2. Nếu lượng CO2 thấp thì hiện tượng băng tan xảy ra rất ít nhưng với lượng CO2 lớn thì Bắc Băng Dương nghiễm nhiên trở thành khu vực không có băng trong tương lai.