Lợi ích của năng lượng hạt nhân – Môi Trường Hợp Nhất

17093 Lượt xem – Update nội dung: 14-01-2023 09:42

Đã kiểm duyệt nội dung

Khi nhắc đến cụm từ “năng lượng sạch” thì hầu hết nhiều người sẽ nhắc đến tấm pin năng lượng mặt trời hoặc tua bin gió. Có rất ít người biết đến vai trò của năng lượng hạt nhân. Hạt nhân là nguồn năng lượng sạch không phát thải.

Năng lượng được tạo ra trong quá trình phân tách các nguyên tử uranium. Phần nhiệt từ quá trình phân hạch tạo ra hơi nước làm quay tuabin. Hầu hết, các sản phẩm cuối cùng không độc hại giống như nhiên liệu hóa thạch đã thải ra.

1. Những điều chưa biết về năng lượng hạt nhân

Tuy nhiên, năng lượng hạt nhân trở thành nguồn năng lượng cacbon thấp, dễ dàng mở rộng, đáng tin cậy đóng vai trò then chốt khi nhiều nước còn phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch làm BĐKH, gây ô nhiễm môi trường.

Vào những năm 1950 xuất hiện các nhà máy điện hạt nhân và cung cấp 10% điện năng trên thế giới. Đứng trên khía cạnh kinh tế – xã hội, thì nguồn năng lượng hạt nhân trở thành nguồn cung cấp điện đứng thứ 2 trên thế giới sau thủy điện. Nhưng sự thật này lại khá ít người biết đến.

Hiện nay có khoảng 50 quốc gia dùng năng lượng hạt nhân với 220 lò phản ứng dùng để sản xuất chất đồng vị trong y tế và công nghiệp.

2. Lợi ích từ nguồn năng lượng hạt nhân

Dưới đây là 2 lợi ích của năng lượng hạt nhân dễ nhận thấy nhất:

2.1. Giảm phát thải khí nhà kính

Thay vì đốt như nhiên liệu hóa thạch, năng lượng hạt nhân chủ yếu bị phân hạch nên nó không hề phát thải cacbon độc hại, khi chuyển từ than đá sang khí đốt tự nhiên để khử cacbon nhưng việc đốt cháy lại tạo ½ lượng cacbon dioxit.

Tuy nhiên, chuyển đổi từ than sang điện hạt nhận lại khử triệt để cacbon. Bởi lẽ các nhà máy điện hạt nhân chỉ thải khí nhà kính trong trường hợp sử dụng phụ trợ nhiên liệu hóa thạch trong việc xây dựng, khai thác, chế biến nhiên liệu, bảo trì.

Lấy ví dụ như Hoa Kỳ, nhờ dựa vào sử dụng năng lượng hạt nhân mà họ giảm đến 476 triệu tấn khí thải CO2 vào năm 2019. Cách này cũng trở thành giải pháp giữ cho nguồn không khí sạch khi loại bỏ hàng nghìn tấn chất gây hại mỗi năm gây ra hiện tượng mưa axit, bụi,…

2.2. Ít bức xạ hơn các nguồn năng lượng khác

So với việc sản xuất năng lượng tái tạo hay nhiên liệu hóa thạch thì các nhà máy điện hạt nhân hoạt động với công suất khá cao. Đây cũng là vấn đề cho nguồn thải không liên tục. Vì không phải lúc nào mặt trời cũng chiếu sáng, gió cũng thổi hay nước cũng sẵn có sử dụng để quay tua bin thủy điện.

Trong khi đó các nhà máy chạy bằng than, khí đốt tự nhiên cũng chỉ tạo ra ½ lượng điện vì chi phí nhiên liệu, nhu cầu thay đổi liên tục hoặc yêu cầu về bảo trì – sửa chữa máy móc thiết bị.

Nghe thì có vẻ vô lý nhưng năng lượng hạt nhân thải ra môi trường ít bức xạ hơn bất kỳ các nguồn năng lượng nào khác. Than đá chứa nhiều nguyên tố phóng xạ uranium, thorium; còn khí hóa than sản sinh ra lượng lớn tro bay. Do đó, chúng trở thành nguồn thải phóng xạ nguy hiểm vào môi trường.

Mỗi nguồn năng lượng đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Nhiên liệu hóa thạch (khí đốt, than đá) gây phát thải CO2 lớn nên việc tăng cường sản xuất điện với những thứ này không phải là một lựa chọn lâu dài.

Còn sản xuất điện hạt nhân phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nhiều khu vực trên thế giới. Ưu điểm của nó có chi phí vận hành thấp, tạo ra nguồn điện đáng tin cậy, ít phát thải cacbon. Nhưng các trạm, lò phản ứng hạt nhân đòi hỏi chi phí đầu tư lớn để sản xuất chất phóng xạ.

Năng lượng hạt nhân hiện cung cấp nguồn điện dồi dào, không thải ra CO2 trong quá trình sản xuất nhưng nó vẫn tiếp tục bị nhiều người coi là công nghệ gây tranh cãi.  Nguyên nhân chính là do nguồn năng lượng hạt nhân dễ bị rò rỉ, tác động đến môi trường cũng như liên quan đến vũ khí hạt nhân nguy hiểm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *